Cungok.com

Posted by

Vịt xiêm là một trong những loài động vật cung cấp trứng và thịt cho người khá nhiều. Vịt xiêm được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng được sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Ngoài những người nuôi chuyên nghiệp, một số gia đình muốn nuôi vịt xiêm nhưng không biết vịt xiêm nuôi mấy tháng thì đẻ, ấp bao nhiêu ngày thì nở? cungok.com sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Vịt xiêm là con gì?

Vịt xiêm còn được gọi với tên ngan cỏ hoặc ngan ta, chúng có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ được nhập sang Việt Nam từ lâu. Vịt xiêm có đầu to, trán phẳng nhiều lông, con cái có màu đỏ và mào của chúng rất phát triển. Con đực có mào nhạt hơn, cổ ngắn, thân hình dài, lưng rộng, ngực nở, cánh phát triển, chân ngắn.

Nếu đảm bảo điều kiện thức ăn, nuôi khoảng 4 tháng vịt xiêm đạt được 4 kg, năng suất trứng đạt khoảng trên 60 quả/ năm. Vịt xiêm có nhiều giống khác nhau như: vịt xiêm trắng, xiêm đen, xiêm xám. Thường thì vịt xiêm trắng có sức đề kháng cao hơn vịt xiêm đen và nó ăn được nhiều chất xơ nên người ta thích nuôi xiêm trắng hơn.

Tham Khảo Thêm:  Thịt ngan, gà, vịt: Thịt nào tốt hơn?

Vịt xiêm khá dễ nuôi, mau lớn, thịt ngon, cơ đỏ ít mỡ nên là một trong những loại gia cầm được nhiều người nuôi nhất. Vịt xiêm đực thường hung dữ hơn vịt xiêm cái. Điểm đặc biệt của vịt xiêm là chúng đi lại rất chạm chập và nặng nề, đầu cứ gật gù theo nhịp và tính hợp đàn của chúng kém hơn các loại vịt khác.

Vịt xiêm nuôi mấy tháng thì đẻ, ấp bao nhiêu ngày thì nở?

Các nông dân chuyên nuôi vịt xiêm cho biết, nếu nuôi vịt xiêm bằng phụ phẩm nông nghiệp, sau 4 tháng vịt sẽ đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg/con, con trưởng thành đạt 4 kg/con. Còn nếu cho vịt xiêm ăn thức ăn viên, khoảng 3 -4 tháng vịt đã đạt trọng lượng 3-4 kg/con.

Nếu như nuôi vịt trong điều kiện bình thường, cho chúng ăn thường xuyên và đầy đủ chất dinh dưỡng thì vịt xiêm nuôi khoảng12 tháng sẽ đẻ. Mỗi năm vịt xiêm đẻ được 4 lứa, mỗi lứa từ 15 – 20 trứng tùy thuộc vào cách chăm sóc của mỗi người. Bên cạnh đó, vịt xiêm ấp khoảng 28 ngày thì nở.

Tuy nhiên, nếu muốn vịt đẻ và ấp trứng đúng thời gian thì cần sự chăm sóc khá chu đáo của người nuôi. Chuồng nuôi vịt xiêm phải thoáng, khô ráo, có đủ ánh sáng trực tiếp, ban đêm có rèm che tránh gió. Bạn nên lát gạch hoặc tráng xi măng cho chuồng, trộn thêm rơm hoặc cỏ khô và phải làm vệ sinh hàng ngày.

Kỹ thuật nuôi vịt xiêm hiệu quả

Chuồng nuôi: Như đã nói ở trên, chuồng nuôi của vịt xiêm là sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần 1: bạn nên nuôi khoảng 15 con/m2, tuần 2: nuôi 12 con/m2, tuần 3: nuôi 7 con/m2 và dùng trấu rơm hoặc cỏ khô trộn chung vào chuồng vịt.

Tham Khảo Thêm:  Chi tiết tin

Nhiệt độ chuồng nuôi vịt xiêm: Cần để nhiệt độ ổn định, tuần 1 nên để khoảng 25 – 30 độ C, tuần 2 và tuần 3 khoảng 17 – 23 độ C. Bạn có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm và phải chiếu sáng liên tục trong ngày. Bạn nên dùng bóng đèn điện 60W là thích hợp nhất.

Máng ăn của vịt xiêm: Bạn có thể dùng máng ăn tự động hoặc máng ăn bình thường và đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần. Nếu bạn nuôi số lượng nhiều để bán thì nên chọn máng ăn tự động để tiết kiệm thời gian và có thể làm các công việc khác.

Thức ăn và nước uống: Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày. Tuần 2: 110 g – 0,6 lít, tuần 3: 170g – 0,66 lít, tuần 4: 190g – 0,68 lít, tuần 5: 210g – 0,85 lít, tuần 6: 230g – 1,2 lít, tuần 7 và 8: 260g – 1,5 lít.

Mời bạn xem thêm bài viết: Thịt vịt xiêm có độc không

Kinh nghiệm ấp trứng vịt xiêm

Chọn trứng ấp

Trứng vịt xiêm ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không vết rạn nứt, hình dáng trứng cân đối, không quá tròn, quá dài hoặc méo mó. Trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn, buồng khí phải có đầu to của quả trứng, lòng đỏ có màu thẫm và di chuyển chậm, lòng trắng đặc, trong suốt, không có máu hoặc dị vật nào.

Soi trứng và theo dõi vịt nở

Nên soi trứng vịt xiêm vào lúc 7 – 8 ngày sau khi ấp để loại bỏ những trứng không có phôi, chết phôi, trứng dập, rạn nứt. Theo kinh nghiệm, trứng tốt mạch máu sẽ phát triển như mạng nhện, trứng không có phôi thì trắng tinh, không mạch máu, trứng chết phôi có vòng máu hoặc chấm đen. Sau 18 ngày, bạn cần soi trứng vịt xiêm lần 2 để loại bỏ trứng chết phôi, trứng thối, trứng có phôi phát triển yếu. Sau đó theo dõi vịt xiêm nở, nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ quá cao hoặc quá vịt xiêm khi nở có tỷ lệ chết cao.

Tham Khảo Thêm:  Gà chọi giống 5 tháng tuổi

Nhiệt độ và độ ẩm tủ ấp

Nhiệt độ trứng trong pho bắt đầu vào lò là 37 độ, từ 1-7 ngày là 36,5 độ, 8-15 ngày là 37,5-38 độ, trứng ngả kép 16-20 ngày là 37,8 độ, trứng ngả đơn 21-28 ngày là 38 độ. Độ ẩm từ ngày 1-8 khoảng 60-65%, ngày 9-23 là 50-55%, ngày 24-28 khoảng 65-70%.

Phương pháp ấp trứng truyền hơi

Phương pháp này không dùng trấu thóc nóng, sử dụng để ấp trứng mới. Khi áp dụng phương pháp này cần phơi trứng vịt xiêm ngoài nắng trước khi đưa vào ấp từ 20 – 30 phút, không phơi trực tiếp xuống sân gạch quá nóng. Bạn nên trải chiếu để trứng không bị chết phôi, khi phơi trứng vịt xiêm cũng phải đảo liên tục để trứng nóng đều, phơi xong đem ấp ngay.

Trình tự tiến hành kỹ thuật ấp trứng

Ấp trứng vịt xiêm trong pho nóng với thời gian 16-18 ngày, nếu cho 5 ngày một mẻ thì trong pho đã có 3 mẻ trứng được ấp khoảng 5, 10 và 15 ngày. Khi đưa trứng mới vào ấp cần xếp lần lượt các mẻ như sau: trên cùng là mẻ ấp được 15 ngày, dưới là mẻ 10 ngày, rồi mẻ 5 ngày và cuối cùng mẻ mới nhất.

Bên cạnh đó, sau 4-6 giờ phải đảo trứng một lần, chuyển trứng 15 ngày xuống dưới cùng và đưa trứng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Trứng vịt xiêm được luân chuyển như vậy cho đến khi mẻ trứng lâu nhất là 18 ngày được chuyển ra pho lạnh và 2 ngày sau đó bạn hãy cho trứng mới vào.

Vậy với những chia sẻ trên đây, hẳn chắc bạn đã biết được vịt xiêm nuôi mấy tháng thì đẻ, ấp bao nhiêu ngày thì nở rồi phải không nào. Để biết thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích với nhiều chủ đề khác nhau, mời các bạn hãy thường xuyên ghé thăm website cungok.com của chúng tôi nhé. Xin chân thành cảm ơn!