BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT, NGAN
Vịt, ngan là một trong những loài thủy cầm được nuôi phổ biến ở nước ta đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Trong những năm gần đây, nhiễm trùng huyết trên vịt, ngan được bà con chăn nuôi ghi nhận thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế và một phần ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách xử lý khi bệnh xảy ra, Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu trong bài viết sau
Bạn đang xem: BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT, NGAN: THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt, ngan?
Nhiễm trùng huyết trên vịt, ngan hay còn được gọi là bệnh bại huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra.
Đây là một loài vi khuẩn Gram âm, không di động, không bào tử. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 13-27 ngày trong môi trường ẩm thấp và nền chuồng kém vệ sinh. Vi khuẩn có đến 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Vì vậy, trong một chuồng vịt, ngan có thể nhiễm nhiều type khác nhau dẫn đến việc sử dụng vaccine kém hiệu quả.
Bại huyết trên vịt, ngan là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện vào mùa mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Mọi lứa tuổi của vịt, ngan đều có thể mắc bệnh, nhất là vịt, ngan từ 2-6 tuần tuổi.
Đường lây truyền bệnh bại huyết trên vịt, ngan trực tiếp giữa gia cầm mắc bệnh sang gia cầm khỏe mạnh thông qua đường hô hấp hay các vết thương trên da, đặc biệt là vết thương ở bàn chân. Bên cạnh đó, bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể gia cầm thông qua thức ăn, nước uống kém vệ sinh, ẩm mốc.
Tỷ lệ chết của bệnh được ghi nhận từ 50-70% nếu ghép với những bệnh khác như E. coli, nấm phổi,…
2. Triệu chứng của vịt, ngan mắc bệnh bại huyết
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vịt, ngan, sau đó đi vào máu gây rối loạn tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, viêm màng não. Những dấu hiệu có thể quan sát được khi vịt, ngan nhiễm trùng huyết:
Thể cấp tính: vịt, ngan chết đột ngột mà chưa biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ chết từ 5-10% nhưng có trường hợp từ 50-100% nếu giai đoạn mắc bệnh bại huyết ghép với các bệnh khác.
Thể mạn tính:
Biểu hiện đường tiêu hóa: vịt, ngan sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang màu xanh xám.
Vịt tiêu chảy phân xám, sụi chân, bại cánh, lông xơ xác
Biểu hiện thần kinh: sưng phù đầu, cổ rục lại hoặc ngoẹo về phía sau, co giật.
Biểu hiện đường hô hấp: vịt, ngan khó thở, chảy nước mắt, nước mũi, hen khẹc,…
Viêm khớp dẫn đến đi lại khó khăn. Nếu bị kích động, vịt, ngan chạy loạng choạng rồi ngã, nằm ngữa, đầu ngoẹo lại phía sau.
Xem thêm : Những loại thuốc trị bệnh đường ruột cho gà hiệu quả nhất
Vịt ngoẹo cổ, co giật
Bệnh đặc trưng với biểu hiện co giật, sụi chân, bại cánh, lông xơ xác, vấy bẩn, rụng thành từng mảng. Trong trường hợp vịt, ngan đang đẻ, viêm ống dẫn trứng, chứa nhiều dịch màu vàng.
3. Bệnh tích của vịt, ngan bị nhiễm trùng huyết
Sau khi mổ khám con vịt, ngan mắc bệnh, có thể quan sát thấy các bệnh tích sau:
Màng tim bị viêm có dịch vàng, bao tim viêm có sợi tơ huyết, màng bao tim màu trắng đục, có dịch thẩm xuất màu vàng.
Gan sưng to, bề mặt gan xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục, gan không bám dính vào các cơ quan khác.
Túi khí viêm dày lên, đặc, chắc, dai và có màu hơi đục, nhất là các túi khí ở các vị trí gần phổi.
Phổi sung huyết và viêm xoang.
Lách phì đại, có dạng dài ra, hơi mất màu hoặc có dạng mặt đá hoa.
Lách xuất huyết hình đá hoa cương và gan sưng to phủ một lớp dịch trắng đục
4. Hướng dẫn phòng bệnh bại huyết trên vịt, ngan
Quy trình phòng bệnh khá quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh bại huyết trên vịt, ngan, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh phòng bệnh:
Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, động vật vào khu vực chăn nuôi. Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm tạo vành đai nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Định kỳ sát trùng chuồng nuôi bằng: Bencocid, BKA, Paccoma, Iodine… phun từ 2-3 lần/tuần.
Môi trường nước: đối với chăn nuôi vịt, ngan, ngan môi trường nước rất quan trọng không chỉ mình nguồn nước uống mà nguồn nước ao hồ vịt, ngan ngan bơi lội, tắm… cũng cần vệ sinh xử lý môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học để hạn chế mầm bệnh.
Bổ sung dưỡng chất phòng bệnh
Dùng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho đàn vịt, ngan, ngan từ 1-10 ngày hoặc khi thời tiết thay đổi, ẩm độ không khí tăng cao như: colistin, gentamycin, ampicillin, amoxicillin …Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 3 ngày.
Xem thêm : GÀ AI CẬP
Xem thêm một số kháng sinh phòng bệnh: ENROFLOXACIN HCL, ENRO+C, COLISTIN, AMPI COLI,…
Tăng sức đề kháng, tiêm phòng định kỳ, bổ sung cho đàn vịt, ngan các chất như vitamin, khoáng, chất điện giải,…
Xem thêm một số chất bổ sung: HEPANOL, ELECTROLYTES, ADE B.COMPLEX, VITAMIN PLUS,…
Tiêm phòng đầy đủ theo quy trình các bệnh: rụt mỏ, viêm gan, dịch tả, cúm gia cầm…
5. Hướng điều trị bệnh bại huyết trên vịt, ngan
Khi phát hiện gia cầm có những biểu hiện của bệnh bại huyết, bà con cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều trị bệnh như sau:
Vệ sinh, sát trùng chuồng và cách ly cá thể mắc bệnh ra khỏi đàn.
Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh như: lincomycin hoặc ceptiofur kết hợp với gentamycin, penicillin hoặc ceptiofur kết hợp với streptomycin, amoxicillin/clavulanic acid,… kết hợp với thuốc kháng viêm, hạ sốt. Tiêm hoặc cho ăn liên tục 3-5 ngày.
Xem thêm một số loại kháng sinh: CLAMOX, CLAMOX 205, LINCOMYCIN 10%, GENTAMYCIN 10%,
Xem thêm một số thuốc kháng viêm, hạ sốt: ANALGIN C, DEXAMETHASON, DEXA100, DICLOFENAC, DIPYRONE,…
Bổ sung các chất vitamin, khoáng chất, điện giải,… nhằm xử lý triệu chứng và tăng khả năng phục hồi của gia cầm sau khi khỏi bệnh.
Xem thêm một số sản phẩm bổ sung: GIẢI ĐỘC GAN-LỢI MẬT, GLUCOSE KC, BUTASAL, SAL+B12,…
Bệnh bại huyết trên vịt, ngan là một bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ chết cao khi gia cầm mắc bệnh. Hy vọng những kiến thức từ bài viết có thể giúp ích cho bà con trong việc phòng chống và điều trị khi đàn gia cầm có những dấu hiệu.
Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.
Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!
Đội ngũ kỹ thuật công ty CP THIEN QUAN
Nguồn: https://dagasv388mcw.com
Danh mục: Kiến thức