Cách Đỡ Đẻ Cho Heo Nái & Kỹ Thuật Đỡ Đẻ Lợn Nái Chuẩn Thú Y

Posted by

Đối với người chăn nuôi heo nái có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm cần phải tìm hiểu, tham khảo và học hỏi. Một trong số đó là cần phải học kinh nghiệm cũng như cách đỡ đẻ cho heo nái để giúp heo vượt cạn thành công. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách đỡ heo đẻ chuẩn thú y giúp bà con dễ dàng đỡ đẻ hơn và hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn, hãy cùng theo dõi để biết thêm nhé.

Những dấu hiệu heo nái sắp đẻ

Để đỡ đẻ cho heo thì trước tiên cần phải biết được các dấu hiệu heo nái chuẩn bị đẻ để chuẩn bị đỡ đẻ tốt nhất.

Những dấu hiệu và cách đỡ đẻ cho lợn
Những dấu hiệu và cách đỡ đẻ cho lợn

Những dấu hiệu heo nái chuẩn bị đẻ bao gồm:

  • Heo mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn do xuất hiện những cơn đau khiến cơ thể mệt mỏi
  • Khi sắp đẻ heo mẹ thường đi lại nhiều, bồn chồn, tiếng kêu khác biệt so với ngày thường.
  • Vú căng tròn và có mạch vú nổi lên nhìn thấy rõ, thường thì 3 ngày trước khi đẻ vú của heo mẹ sẽ tiết ra nước trong và 1 ngày trước khi đẻ có thể vắt được sữa.
  • Heo mẹ khi chuẩn bị đẻ sẽ có thói quen cào ổ, tha rơm rạ để làm ổ đẻ.
  • Âm hộ của heo mẹ sẽ nở to và tiết dịch nhờn màu hồng
  • Dấu hiệu heo mẹ sắp đẻ còn xuất hiện tình trạng đái són, đi phân lắt nhắt nhiều chỗ.
Tham Khảo Thêm:  Cách nhận biết và phân biệt cá Koi đực và cái

Bà con cần nắm những dấu hiệu trên để chuẩn bị đỡ lợn nái đẻ hiệu quả.

Các dụng cụ cần thiết để can thiệp đỡ đẻ cho heo

Các dụng cụ cần thiết để đỡ đẻ cho lợn nái cần có gồm:

  • Khăn vải khô sạch
  • Chỉ buộc thắt rốn
  • Dụng cụ cắt rốn như dao, kéo
  • Bột lăn khô cho lợn con
  • Cồn sát trùng
  • Kìm bấm nanh
  • Chuồng úm cho lợn con
  • Đèn pin, cân

Nếu bạn đang quan tâm đến cách đỡ đẻ cho heo, bạn có thể muốn tìm hiểu về cách làm cho heo nái mau lên giống. Việc tăng cường giống heo nái có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và hiệu suất của trại heo của bạn. Để tìm hiểu thêm về cách làm cho heo nái mau lên giống, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây: cách làm cho heo nái mau lên giống.

Kỹ thuật và cách đỡ đẻ cho heo nái đúng cách

Lợn cào ổ bảo lau thì đẻ?

Lợn cào ổ bảo (khi dạ con lợn bắt đầu mở ra) và thời gian từ lúc chuyển dạ đến khi lợn sinh con có thể dao động tùy thuộc vào loài lợn và cá thể cụ thể. Tuy nhiên, thông thường, thời gian nào dao động trong khoảng từ 1 đến 3 giờ.

Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái đúng cách thực hiện như sau:

  • Trước tiên rửa sạch phần sau của heo nái rồi dùng khăn lau khô. Sát trùng tay người đỡ đẻ bằng cách rửa tay bằng xà phòng hoặc dùng cồn để sát trùng sau đó đeo bao tay.
  • Khi lợn nái đẻ thì 2 tư thế thông thường là sấp dọc đầu hoặc sấp dọc đuôi, đầu lợn con có thể ra trước hoặc 2 chân sau ra trước. Lợn con có thể tự làm rách màng bọc nhau và lọt ra ngoài, lúc này cần có người đỡ đẻ đón lấy thai.
  • Heo con sinh bọc cần tiến hành nhanh chóng xé màng nhau để lợn con khỏi bị ngạt. Nắm chặt cuống rốn để tránh tình trạng bị xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau còn trong bộ phận sinh dục của lợn nái.
  • Sau đó dùng khăn sạch và mềm để móc hết những chất nhầy trong mũi và miệng của lợn con ra nhằm mục đích giúp lợn con hô hấp dễ dàng tiếp đến dùng khăn lau toàn thân rồi đến 4 chân của lợn con. Đồng thời có thể rắc bột Mistral để giúp giữ ấm lên khắp thân lợn con.
Tham Khảo Thêm:  Thức ăn cho heo rừng và cách ủ phối trộn thức ăn tăng hiệu quả nuôi heo

=> Trường hợp lợn con bị ngạt cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay bằng cách:

Dùng hai ngón tay xoa mạnh từ trên xuống dưới dọc theo xương sống phía hai bên phổi để kích thích hô hấp hoặc có thể để lợn con nằm ngửa đưa hai chân trước của lợn lên xuống nhịp nhàng và thổi hơi vào miệng của lợn con.

Dùng thuốc trợ tim Camphona tiêm 1-2ml/con. Nếu nặng hơn thì ngâm mình lợn con vào nước ấm từ 30 đến 35 độ C trong khoảng 30 đến 60 giây rồi đem ra hô hấp nhân tạo tiếp để lợn con có thể phục hồi nhanh hơn.

Sau đó dùng chỉ cột rốn cách thành bụng khoảng 4cm và dùng kéo đã được sát trùng cắt cách nút cột 1cm. Dùng bông y tế nhúng cồn i ốt 2% hay xanh methylen sát trùng chỗ cắt, mỗi ngày bôi rốn 2 lần cho đến khi rốn khô.

Vệ sinh và chăm sóc cho lợn nái sau sinh

Một trong những công việc quan trọng sau khi đỡ đẻ cho lợn nái đó chính là khâu vệ sinh và chăm sóc cho lợn nái sau sinh.

cách đỡ đẻ cho lợn nái và chăm sóc heo sau sinh
cách đỡ đẻ cho lợn nái và chăm sóc heo sau sinh

Chúng ta hiều rằng, heo mẹ đẻ xong cần theo dõi số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại cho vào chậu hoặc xô có nắp đậy. Tiến hành đếm số cuống rốn để biết heo mẹ có bị sót nhau không cần chú ý số cuống rốn phải bằng số lợn con đẻ ra, tuyệt đối không để heo mẹ ăn nhau dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Tham Khảo Thêm:  Thời gian nuôi 1 lứa lợn thịt bao lâu thì xuất chuồng?

Vệ sinh cho heo mẹ bằng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% dùng để rửa mép âm môn, riêng bầu vú dùng nước xà phòng ấm để rửa trước khi cho lợn con bú. Đây là kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn nái hiệu quả bảo vệ cho cả lơn nái và heo con.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của heo mẹ sau để quan sát màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản. Đồng thời kiểm tra thân nhiệt heo mẹ 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều trong 3 ngày liên tục mục đích để phát hiện và can thiệp kịp thời nếu heo mẹ có dấu hiệu bị sốt, viêm vú, viêm tử cung, …

Về dinh dưỡng cần cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng và vitamin để giúp heo mẹ có nhiều sữa cho lợn con. Chuồng trại cần được vệ sinh thường xuyên đảm bảo luôn khô thoáng, sạch sẽ không khí lưu thông tốt, giữ yên tĩnh và tránh gió lùa. Bên cạnh đó chuồng nuôi cũng cần đảm bảo đủ ánh sáng để thuận lợi cho lợn ăn uống, di chuyển và cho con bú dễ dàng tránh tình trạng lợn mẹ dẫm và đè chết lợn con.

Nếu bạn đang quan tâm đến cách đỡ đẻ cho heo, có thể bạn cũng quan tâm đến việc chuẩn bị chuồng heo nái phù hợp. Chuồng heo nái đóng vai trò quan trọng trong quá trình đẻ và chăm sóc heo con. Để tìm hiểu thêm về cách chuẩn bị chuồng heo nái, bạn có thể xem thông tin chi tiết tại đây: chuồng heo nái.

Trên đây là cách đỡ đẻ cho heo nái đúng cách chuẩn thú y và các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc heo mẹ sau khi sinh. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để đỡ đẻ thành công cho heo trong quá trình chăn nuôi.

Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/