Posted by

Trong giai đoạn hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi và đó cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng biết về khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp thực hành chăn nuôi an toàn sinh học cụ thể như sau:

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó. Nhằm mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh. Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.

Các biện pháp kỹ thuật

Cách ly: Là khoảng cách cần thiết giữa cơ sở chăn nuôi với khu dân cư­, đường giao thông, chợ,…; khoảng cách giữa các chuồng nuôi, các khu chăn nuôi, trạm ấp, nhà chứa thức ăn, khu tiêu huỷ phân,….

Địa điểm xây dựng chuồng trại: Cách xa nhà ở và khu dân c­ư, đối với các trang trại chăn nuôi thì khoảng cách tối thiểu là 500m, cách đư­ờng Quốc lộ 1.000m, cách chợ 3.000m.

Vành đai thú y bao gồm: Hàng rào bao quanh khu chăn nuôi nhằm ngăn cách khu chăn nuôi với khu vực xung quanh, qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của người và động vật vào khu vực chăn nuôi.

Tham Khảo Thêm:  3 cách phân biệt gà con trống mái chính xác nhất mọi người nên biết

Khu vực chăn nuôi: Có các khu vực chăn nuôi riêng từng lứa tuổi gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác.

Giám sát vệ sinh sát trùng

Cổng ra vào khu vực chăn nuôi: Bố trí các hố sát trùng bằng vôi bột hoặc hoá chất trước cổng ra vào trại và trước các cửa chuồng nuôi.

Nhà sát trùng thay quần áo bảo hộ: Nên có phòng thay quần áo, sát trùng và nhà tắm cho công nhân và ngư­ời ra vào khu vực chăn nuôi (đối với các trại chăn nuôi).

Vệ sinh thức ăn: Khu vực chế biến, bảo quản thức ăn phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, hàng tuần phải đư­ợc khử trùng và diệt côn trùng,…

Vệ sinh n­ước uống: Nguồn nư­ớc cho gia súc, gia cầm uống phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh và phải đư­ợc kiểm tra định kỳ.

Vệ sinh chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và v­ườn, ao hồ chăn thả: Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, thay chất độn chuồng bị ẩm ư­ớt. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng (khoảng 1 tuần một lần đối với vùng không có dịch, 1-2 ngày một lần đối với vùng đang có dịch).

Sau mỗi đợt nuôi phải thu gom chất độn chuồng đ­ưa vào hố ủ có vôi bột, khơi thông cống rãnh, cọ rửa nền chuồng, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, quét vôi t­ường, nền chuồng, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, vườn chăn thả và phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, vư­ờn chăn thả trước khi nuôi mới. Ao hồ phải đ­ược vệ sinh thư­ờng xuyên, định kỳ tẩy uế.

Tham Khảo Thêm:  Tiêm vacxin cho heo nái, vacxin 3 trong 1 cho heo

Chuồng, vư­ờn và trang thiết bị: Chuồng nuôi gia súc, gia cầm phải thông thoáng tự nhiên, trên địa hình cao ráo, sạch sẽ. Xung quanh chuồng t­ường xây lửng 50cm, có l­ưới thép, có rèm che m­ưa, nắng, gió. Vư­ờn chăn thả nên có diện tích rộng, có bóng cây mát và xung quanh có rào kín. Nên sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để hạn chế bệnh tật và giảm ô nhiễm môi trường.

Thức ăn: Yêu cầu thức ăn cho gia súc, gia cầm phải đủ dinh dư­ỡng phù hợp với từng giống, từng giai đoạn nuôi. Thức ăn phải đư­ợc bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, độc tố,…

Ngư­ời ra vào khu vực chăn nuôi: Hạn chế khách vào thăm quan, bố trí cho công nhân ăn, ngủ tại trại (nhất là trong thời gian có nguy cơ phát dịch cao). Trư­ớc khi vào trại phải tắm rửa, thay quần áo (đặc biệt công nhân không đư­ợc nuôi gia súc, gia cầm tại nhà riêng). Cán bộ thú y của trại không đư­ợc hành nghề ngoài trại. Chủ trại nhỏ nên học cách chữa bệnh thông thư­ờng cho gia súc, gia cầm của mình, chỉ thuê thú y viên bên ngoài khi cần.

– Đối với gia súc, gia cầm: Gia súc, gia cầm đ­ưa vào trại phải khỏe mạnh, đư­ợc nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ). Gia súc, gia cầm mới mua về trư­ớc khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần. Tất cả gia súc, gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch.

Tham Khảo Thêm:  Dấu hiệu nhận biết lợn nái có thai và cách chăm sóc

Đối với sản phẩm gia súc, gia cầm: Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào trại sử dụng. Trứng gia cầm vào trại để ấp phải lấy từ những cơ sở đã đ­ược xét nghiệm an toàn dịch bệnh và phải xông formol tr­ước khi đư­a vào ấp.

Đối với ph­ương tiện vận chuyển: Bố trí phư­ơng tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại. Các xe vận chuyển trư­ớc khi vào trại phải phun thuốc khử trùng.

– Đối với dụng cụ chăn nuôi: Mỗi khu vực nuôi phải có dụng cụ riêng, nếu luân chuyển thì dụng cụ phải được vệ sinh và khử trùng.

Công tác xử lý khi có dịch bệnh: Khi có gia súc, gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa ph­ương, cán bộ thú y biết và gọi điện thoại đến đư­ờng dây nóng của tỉnh để xử lý kịp thời. Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực ao hồ xung quanh trại, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh.

Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm khi có dịch. Thành lập chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn ngư­ời, ph­ương tiện ra vào khu có dịch. Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo h­ướng dẫn của cán bộ thú y. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.

Xuân Duy – TTKN Lâm Đồng