Gà bị hen khẹc do đâu? Dấu hiệu và cách chữa bệnh hen khẹc ở gà

Posted by

Từ xưa tới nay gà bị hen khẹc luôn là nỗi lo của bà con nông dân dù là một căn bệnh khá phổ biến. Bởi bệnh này có thể gây giảm năng suất đáng kể ở gà nhưng lại không có dấu hiệu đặc trưng. Vì vậy ở bài viết này, Chuyên gia Thú y, PGS.TS Nguyễn Hữu Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ cung cấp tới bạn đọc nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh hen khẹc ở gà hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gà bị hen khẹc do đâu? Dấu hiệu và cách chữa bệnh hen khẹc ở gà

Gà bị hen khẹc là bệnh gì?

Bệnh hen khẹc ở gà hay gọi tắt là bệnh hen gà là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (CRD) do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi mắc bệnh này gà bị khò khè liên tục, khó thở, chảy nước mắt, ỉa phân xanh. Viêm khớp, sưng khớp, què. Gà hay bị bệnh ghép do nhiễm trùng kế phát gọi là CCRD.

Đây là bệnh rất phổ biến ở gà, lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đặc biệt do không có dấu hiệu đặc trưng nên rất dễ bị nhầm với các bệnh khác như bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB), bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh ORT, hay bệnh Newcastle vì chúng cũng khiến gà bị hen khẹc liên tục trong thời gian mắc bệnh.

Vậy gà bị hen khẹc là do đâu? có những dấu hiệu cụ thể nào? cách phân biệt bệnh hen ở gà với các bệnh trên ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Nguyên nhân gà bị hen khẹc

Như đã nói ở trên, bệnh hen gà do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Đây là một loại vi khuẩn không có vách tế bào.

Vi khuẩn gây bệnh khẹc ở gà sống chủ yếu ở trong cơ thể gà, nếu ở niêm mạc thì chúng có thể sống lâu hơn khoảng 4-5 ngày, hay sống 18 ngày trong lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên nếu ở ngoài cơ thể gà thì chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày.

Mặt khác, vi khuẩn này rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng, trong đó các sản phẩm khử trùng như Bencid 200, Iodine 10% đều có hiệu quả tốt.

Tham Khảo Thêm:  Bệnh ORT và hiện tượng gà bị ngáp nguy hiểm thế nào?

Con đường lây lan bệnh hen ở gà

Gà bị hen khẹc có thể gặp ở những con gà đẻ hay con gà giống qua các con đường lây lan như:

– Lây lan trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe

– Lây lan từ bố mẹ qua trứng rồi tới gà con

– Lây lan gián tiếp qua các vật trung gian trong môi trường chuồng trại

– Lây lan qua quá trình giao phối giữa gà trống và gà mái.

Biểu hiện khi gà bị hen khẹc

Gà bị hen thường gặp ở gà thịt 4 -5 tuần tuổi hoặc gà hậu bị 7-8 tuần tuổi với các biểu hiện như:

– Khi mới nhiễm bệnh có các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, lúc đầu dịch trong, sau đó đặc dần và nhầy trắng.

– Sau khi mắc bệnh khoảng 3-4 ngày, gà bị hen khò khè, ho, gà bị khó thở, nhất là về ban đêm. Gà kém ăn, lông xơ xác, sút cân nhanh, gà đẻ giảm sản lượng trứng.

Bệnh tích của gà bị hen chỉ thấy rõ ở đường hô hấp như:

Gà bị hen có hiện tượng sưng đầu, viêm mắt, chảy nước mắt, xoang mũi chứa dịch nhày và chất bã đậu màu vàng xám

– Khí quản xuất huyết có bọt khí, khi bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong ống khí quản.

– Phổi bị viêm, cứng, màu đỏ sẫm, túi khí mờ đục.

Thành túi khí viêm dày, thô nhám

Do nhiễm E.coli kế phát nên màng bao tim, màng gan… viêm dày màu vàng xám

Phân biệt bệnh hen ở gà và các bệnh khác

Như đã nói ở phần trên thì bệnh hen ở gà rất dễ nhầm với các bệnh khác cũng có biểu hiện gà bị hen khẹc. Vì vậy ở bài viết này sẽ chỉ ra một vài điểm khác biệt giúp phân biệt giữa bệnh hen khẹc ở gà và các bệnh khác.

Thứ nhất: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (gọi tắt là IB) cũng gây ra hiện tượng gà bị hen khẹc, khó thở bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nhưng thấy rõ thận sưng to, nhạt màu do đọng nhiều urat… Bệnh này rất giống với bệnh hen nhưng biểu hiện nặng hơn và tỷ lệ chết cao hơn, chết nhanh hơn.

Thứ hai: gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm: Bệnh này chủ yếu gặp ở gà hậu bị sinh sản. Gà cũng có biểu hiện hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng, kiểm tra vách tường hay nền chuồng có vệt màu thâm đen.

Tham Khảo Thêm:  Bài 9: Thực hành: Món hấp

Thứ ba: gà bị mắc bệnh ORT hay gọi là bệnh viêm đa xoang: Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí. Bệnh này cũng có tỷ lệ chết nhanh hơn và cao hơn bệnh hen ở gà. Khi mổ khám thấy có hai cục mủ ở phế quản gốc và trong phổi có các ổ áp xe màu vàng.

Thứ tư: gà bị bệnh Newcastle: Cũng có biểu hiện gà bị hen khẹc, khó thở nhưng kèm thêm các biểu hiện khác như vảy mỏ, hay kêu toác, toác, chướng diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên thấy nước có màu xám và mùi hôi, phân trắng xanh (cứt cò), có triệu chứng thần kinh. Khi mổ khám có xuất huyết ở dạ dày tuyến và xuất huyết hạch ruột.

Cách trị bệnh hen ở gà

Để điều trị bệnh hen ở gà, ta có dùng một số loại thuốc đang rất phổ biến và hiệu quả hiện nay như: BTV-ĐẶC TRỊ HÔ HẤP; Tiamulin 45%; TIMICOVET MIX;

BTV- Doty; BTV- Doxi pro; DOCTOR- HEN; GENDOX 20/20; BTV- FLODOX.

Khi sử dụng một trong các loại thuốc trên cần phối hợp với BTV- BROMEX có tác dụng: Long đờm, giảm ho, phục hồi chức năng phổi.

Những loại thuốc này do Công ty CP Công nghệ Sinh học Thú y (BTV) sản xuất có các thành phần chính giúp trị bệnh gà bị hen khẹc rất hiệu quả và được các chuyên gia và người chăn nuôi tin dùng.

Kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, ta cũng cần bổ sung thêm chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng bệnh cho đàn gà, bà con nên dùng BTV- Điện giải. Tốt nhất là nên cách ly đàn gà bị bệnh sang một nơi khác để tiện theo dõi và tránh lây lan.

Lưu ý: Nên bắt đầu dùng thuốc theo chỉ định ngay khi phát hiện triệu chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong 5 – 6 ngày.

Bà con có thể tham khảo cách dùng các loại thuốc như sau:

BTV-ĐẶC TRỊ HÔ HẤP

Thành phần: trong 100g

Tylosin 4000mg

Sulphadimerazin 8000mg

Đặc trị hen suyễn, viêm phổi, CRD, khẹc vịt, sưng phù đầu gà

Liều dùng:GC: 10g/40kg TT/ngày, liều phòng: ½ liều trị, liên tục 5-8 ngày.

BTV- BROMEX

Thành phần: 100g chứa

Bromhexin 0,911g

Long đờm, giảm ho,phục hồi chức năng phổi

Tác dụng tốt với các bệnh viêm phổi, CRD,ORT,IB, khẹc vịt…

Cách dùng: Pha nước uống

GC: 5g/100kgTT/ngày/ 3 -10 ngày liên tục.

Tiamulin 45%: Thành phần: Tiamulin 450g

Tham Khảo Thêm:  Thức Ăn Cho Gà Đá, Gà Nòi Khoẻ Mạnh – Máu Chiến Bách Thắng

Đặc trị CRD, ORT

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn

Gia cầm: 1g/18 kgTT hoặc 1g/4-8 lít nước, liên tục 3-5 ngày. Thay nước uống hàng ngày

BTV- Doty

Thành phần: Tylosin: 10g

Doxycyline 10 g

Đặc trị CRD, các bệnh đường hô hấp và viêm dạ dày ruột.

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

GC: 1g/1-2 lít nước/2lần/ngày/3-5 ngày

BTV- Doxi pro

Thành phần: Doxycyline 50 g

Đặc trị CRD, nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa.

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

GC: 1g/5-10 lít nước/2lần/ngày/3-5 ngày

DOCTOR- HEN

Thành phần: Florfenicol 20g

Doxycyline 20g

Đặc trị hen, hen ghép, Coryza, ORT

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

GC: 1g/3-4 lít nước; 1g/15-20kgTT/3-5 ngày

GENDOX 20/20

Thành phần: Gentamicin 20g

Doxycyline 20g

Đặc trị CRD, CCRD, Coryza, ORT

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

GC: 1g/3 lít nước; 1g/15kgTT/3-5 ngày

BTV- FLODOX

Thành phần: Florfenicol 100 000mg

Doxycyline 100 000mg

Đặc trị Viêm phổi, CRD, ORT, thương hàn

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

GC: 1g/2-3 lít nước; 1g/10-15kgTT/3-5 ngày

TIMICOVET MIX

Thành phần: 100g chứa Tilmicosin 4000mg

Đặc trị hen, ORT

Cách dùng: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống

Phòng bệnh: GC: 1kg/ 500kg TA hoặc 100g/300kgTT/ngày/ 3 – 5 ngày liên tục.

Phòng tránh gà bị hen khẹc

Bên cạnh việc trị bệnh ta cần phải phòng tránh ngay từ đầu bằng cách:

– Tiêm phòng vacxin đầy đủ đối với gà nuôi

– Giữ vệ sinh chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

– Phun sát trùng định kỳ bằng Iodine hoặc BTV – Glutar

– Mua gà từ những cơ sở giống tốt, đảm bảo từ đàn bố mẹ không bị bệnh.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức, chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về bệnh hen ở gà và cách chữa trị mà bạn nên biết. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp mọi người có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.

Để được tư vấn kỹ hơn về các triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị bệnh cụ thể hơn, hiệu quả hơn, bạn có thể liên hệ SĐT: 0936283308 để được tư vấn miễn phí.

Chuyên gia Thú y, PGS.TS Nguyễn Hữu Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam