Một cuộc “chạy đua” thú vị trong sự tiến hóa của cơ quan sinh dục ở vịt đực và vịt cái vừa được các nhà khoa học khám phá. Nghiên cứu này giúp loại bỏ ý niệm cho rằng sinh vật giống cái luôn là những thành viên thụ động trong mối quan hệ giữa 2 giống.
- Chim Yến Phụng: Đặc điểm, cách nuôi – ăn gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
- Bệnh tụ huyết trùng ở lợn và phác đồ điều trị
- Gà H’Mông có mấy loại? Gà H’Mông giống giá bao nhiêu? Gà H’Mông bản địa là một giống gà thuộc loài quý hiếm và cũng chính là sản phẩm gà đen vùng Tây Bắc. Giống gà này được nuôi dưỡng đặc biệt theo cách riêng của người dân vùng bản địa khác với những loại gà thông thường. Từ đó gà H’Mông cũng mang nhiều đặc điểm về hình thể cũng như phẩm chất thịt khác biệt. Cùng Daga.me tìm hiểu về loại gà H’Mông bản địa xem chúng có điểm gì đặc biệt mà được nhiều người ưa chuộng đến thế qua bài viết dưới đây. 1. Đặc Điểm Của Gà H’Mông Bản Địa 1.1. Hình Thái Gà H’Mông bản địa sở hữu nhiều điểm nổi bật về hình thái lẫn phẩm chất thịt. Đây là dòng gà quý nên được rất nhiều người ưa chuộng. Loại gà H’Mông này không chỉ để nuôi làm thịt mà chúng còn được chăm sóc với mục đích trở thành gà cảnh. Cách nuôi gà cũng tương đối đơn giản bởi đây thuộc loại gà ăn tạp và có sức đề kháng cao. So với các loại khác, gà H’Mông đen bản địa mang đặc điểm vô cùng đặc biệt. Chúng có nhiều loại hình và sở hữu những màu lông khác nhau. Tuy nhiên, có 3 màu lông phổ biến hơn cả đó là: Màu lông đen tuyền, trắng và màu hoa mơ. Trong đó, phần lớn gà H’Mông có lông màu hoa mơ hoặc màu lông đen sậm. Gà lông trắng thường được nuôi làm cảnh chứ không để bán. Điểm nổi bật nhất mà giống gà này có đó là da ngăm đen, xương đen, thịt đen và có lục phủ ngũ tạng cũng đen. Đặc biệt hơn nữa là gà H’Mông chỉ có 4 ngón chân. 1.2. Phẩm Chất Thịt Của Gà H’Mông Gà H’Mông bản địa cũng giống với gà rừng bởi đặc tính được chăn thả tự nhiên. Gà H’Mông có trọng lượng trung bình và có tốc độ lớn nhanh hơn nhiều so với gà ri. Trong điều kiện nuôi dưỡng gà tốt thì khối lượng con mới nở có thể từ 28 tới 30 gram. Một con gà mái trưởng thành có thể nặng từ 1,5 đến 1,7 kg. Gà trống trưởng thành thì có thể trọng trong khoảng từ 1,7 đến 1,9 kg. Khả năng sản xuất thịt ở giống gà này là khoảng 10 tuần tuổi, cụ thể: thịt gà xé khoảng 75 đến 78%, thịt đùi khoảng 34 đến 35%, nó tương đương với các giống gà nội địa khác. Gà H’Mông bản địa có đặc điểm thịt thơm, ngon, ít mỡ và da của chúng rất dày. Nó khác nhiều so với giống gà công nghiệp hoặc gà ri, gà ta,… Đặc biệt với lượng axit glutamic cao chiếm khoảng 3,87% thì nó đã vượt trội hẳn so với những con gà ác. Thịt gà H’Mông có vị rất ngon nhưng lượng sắt có trong thịt lại khá thấp. >> Cẩm nang đá gà 2. Người Dân Tộc H’Mông Nuôi Gà H’Mông Bản Địa Như Thế Nào? Giống gà đen bản địa tại vùng cao là một trong số những giống gà có chất lượng cao bậc nhất ở nước ta. Chủ nhân của giống gà này chính những đồng bảo thiểu số H’Mông. Họ có những cách thức chăn nuôi rất độc đáo và đặc biệt. 2.1. Tập Quán Của Gà H’Mông Bản Địa Nuôi gà H’Mông bản địa rất dễ bởi chính bởi vì chúng có tập quán ăn uống khá đơn giản. Ban ngày, gà tự đi kiếm ăn loanh quanh trong vườn. Tối đến, nó tự khắc về chuồng và ăn chế độ thức ăn của chủ nuôi cho. Thường thì những nhà mà nuôi giống gà này sẽ đều có vườn cây ăn quả. Dùng rào lưới vây xung quanh lại và cho gà ăn dưới đất, ngủ ở trên cây. Thức ăn cho những con gà con mới sinh chủ yếu là cám bột. Sau đó, sẽ tập dần cho nó ăn thêm những loại thức ăn như: Thóc, lúa, bắp, hoặc dịch giun,… Nhiều gia đình còn cho gà ăn thêm nhiều loại hoa quả như: Đu đủ,… Ngoài ra họ còn cho gà uống thêm nước dịch giun để tăng sức đề kháng cho gà. Đặc biệt, người H’Mông rất ít khi cho gà ăn mà chủ yếu thả nuôi chúng như những loài động vật hoang dã. 2.2. Nuôi Gà Theo Cách Thức Thả Đồi Gà bản địa chủ yếu được áp dụng theo hình thức thả đồi tự do. Quanh khu vực chăn nuôi sẽ được rào lưới chắn để kiểm soát số lượng gà. Trong vườn chăn nuôi còn được trồng thêm các loại hoa quả. Như vậy, gà có nhiều không gian để có thể tập thể dục. Điều đó, giúp mùi vị thịt gà H’Mông thêm săn chắc và ngọt thịt. Phân gà thải ra thì sẽ trực tiếp được bón trực tiếp giúp cây phát triển. Gà được thả tự do vào ban ngày và chúng sẽ tự về chuồng vào ban đêm. Thực tế cho thấy, tỷ lệ sống và thích nghi của giống gà đen H’Mông bản địa là rất cao. Nó gần như là tuyệt đối và khác biệt rất lớn so với các giống gà lai cùng nuôi tại địa phương. 3. Cách Phân Biệt Giản Đơn Giữa Gà Nuôi Và Gà H’Mông Bản Địa Gà H’Mông có nhiều giống loại khác nhau như: Gà bản địa, gà thuần chủng, gà lai tạo từ nhiều giống,… Đặc biệt là loại gà được lai tạo ra từ Viện Nghiên cứu (gà nuôi). Nhìn chung, chúng đều mang những đặc điểm giống nhau khiến rất khó để phân biệt. Thực sự đây là một trở ngại lớn đối với những ai chưa từng biết đến gà H’Mông. Ngày nay có nhiều nơi đã làm giả gà H’Mông gốc dẫn đến làm mất đi sự uy tín cũng như chất lượng của thịt gà H’Mông. Chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn cách nhận biết và phân biệt gà H’Mông bản địa so với gà lai từ viện Nghiên cứu như thế nào nhé: Trọng lượng thịt gà: Gà H’Mông bản địa và gà thuần chủng đều có cân nặng khác biệt lớn hơn nhiều so với gà nuôi thông thường. Bởi vì gà nuôi đã được lai tạo với giống gà khác từ viện nghiên cứu dẫn tới chất lượng thịt gà không còn đạt tiêu chuẩn như ban đầu nữa. Chất lượng: Phân biệt bằng cách chúng ta dùng bàn tay bóp vào phần đùi gà. Đùi gà H’Mông bản địa thường cứng, săn chắc bởi tập tính chăn thả tự do. Còn gà nuôi thì thường thịt không được săn chắc. Loại gà này thịt bị nhão, độ ngọt và mùi vị của thịt chim hoang dã không còn nhiều nữa do đó có thể dở hơn thịt gà ta. Ngoại hình: Gà H’Mông bản địa mang điểm nổi bật là mào dâu, mào cờ và 4 ngón chân xếp rất cân đối và đều nhau. Màu lông phổ biến có 3 loại: Lông màu hoa mơ, đen và trắng. Khi nhận biết gà đen bản địa người ta thường vạch xem lưỡi gà hoặc vạch lông gần gốc cánh của chúng để xem màu xương và màu của thịt ở bên trong. Xương đen cạo đi sẽ ra lớp trắng bên trong. 4. Cách Phân Biệt Gà H’Mông Với Gà Ác Trên thị trường hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều sự gian dối trong kinh doanh gà H’Mông và cả gà ác. Bởi thịt gà ác cũng có màu đen, xương đen nhưng hai dòng gà này có màu đen khác nhau. Một vài đặc điểm khác nhau giữa gà ác và gà H’Mông giúp mọi người dễ dàng phân biệt: Gà ác sở hữu bộ lông xù, không mượt, mào màu đỏ, trên mào có thêm lông hoặc có cả lông trên ống chân. Đặc biệt, gà ác có 5 ngón chân nên người ta thường gọi là “Ngũ trảo kê”. Ngược lại, gà H’Mông mang trên mình bộ lông mượt, chân 4 ngón và được sắp xếp cân đối. Gà H’Mông là giống gà có xương đen, thịt đen, cùng mào, mắt, lưỡi và nội tạng của gà đều là một màu đen tuyền. Chính vì thế để phân biệt được gà H’Mông thì các bạn có thể vạch xem lưỡi gà hoặc lông gà ở gần cánh để xem xương và thịt bên trong của nó. Thịt của gà ác vẫn đen nhưng có mùi vị hơi tanh do chế độ nuôi và xuất xứ khác với gà đen bản địa. Trong khi, thịt của gà H’Mông có hương vị rất thơm, nó còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Trên đây là những kiến thức về giống gà H’Mông bản địa mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn tham khảo. Hy vọng qua đây mọi người có thể dễ dàng phân biệt gà H’Mông với các loại gà khác để tránh sự nhầm lẫn khi chọn gà mua trên thị trường. HuynhQuangDieu Tin tức liên quan Hướng Dẫn Tải Hitclub Nhanh Nhất Về Hệ Điều Hành iOS, Android Việc có thể trải nghiệm trò chơi tại Hitclub ngay trên thiết bị di động của bạn là một trải…
- Lý thuyết về chim bồ câu
- Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT? – Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Tiến hóa để chiếm ưu thế cạnh tranh
Bạn đang xem: “Chạy đua vũ trang” ở cơ quan sinh dục của vịt
Có đến 97% loài gia cầm không có bộ phận có chức năng tương tự như dương vật của con người. Vịt là loài nằm trong thiều số 3% còn lại có dương vật để làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Ở những loài gia cầm không có dương vật, chúng giao phối theo cách mà các nhà sinh vật học gọi là “chạm nhau qua lỗ huyệt” (cloacal kiss), tức là sự tiếp xúc nhanh qua một lỗ có ở cả 2 giống đực và cái – lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện để phóng trứng và tinh trùng.
Bộ phận sinh dục của vịt đực và vịt cái đã cùng tiến hóa để khắc chế lẫn nhau trong một hình thức “chạy đua vũ trang” để nắm quyền kiểm soát sinh sản. (Ảnh: Richard-seaman)
Xem thêm : Giá chim bồ câu các loại ở Việt Nam
Khác với nhiều loài gia cầm khác, vịt đực có dương vật rất khác nhau về chiều dài, tùy theo từng chủng loài, từ chỗ chỉ ngắn ngủn khoảng 1,27 cm cho đến ngoằng tới 38 cm! Hơn nữa, dương vật của chúng cũng rất đa dạng về ngọai hình, từ chỗ trơn láng cho đến có gai và rãnh. Các nhà khoa học lý giải rằng dương vật vịt đực đã tiến hóa để trở nên dài hơn nhằm chiếm ưu thế cạnh tranh trong việc đưa tinh trùng đến trứng của vịt cái nhanh hơn và có khả năng gây thụ thai cao hơn. Bà Patricia Brennan, chuyên gia về sinh thái học hành vi của hai trường đại học: Yale ở Mỹ và Sheffield ở Anh, phát biểu: “Sau khi nghiên cứu cơ quan sinh dục của vịt đực, tôi lập tức bị cuốn hút bởi ý nghĩ rằng bộ phận sinh sản của vịt cái phải được cấu tạo như thế nào để có thể chứa được cái dương vật kỳ dị của vịt đực”. Bà Brennan và các cộng sự đã bất ngờ nhận thấy âm hộ của vịt cái cũng “cầu kỳ” không kém dương vật của vịt đực. Âm hộ của chúng có đầy những “ngõ cụt” và những công cụ đối phó khác, và những cấu trúc này dường như được thiết kế để loại dương vật ra khỏi cuộc giao phối mà chúng không thích.
Như ổ khóa và chìa khóa
Ở đa số các loài gia cầm, âm hộ hay vòi trứng chỉ là một chiếc ống đơn giản, Tuy nhiên, ở một số chủng loài vịt, âm hộ có những chiếc túi ngay ở 2 bên thành âm đạo. Những chiếc túi này chính là những “ngõ cụt” hoặc “lối vào” giả đối với dương vật. Bà Brennan giải thích: “Nếu dương vật tiến vào những chiếc túi này thì chúng bị chặn lại, không thể nào tiếp cận được vòi trứng để phóng tinh trùng”. Vòi trứng của vịt cái cũng có chứa nhiều cấu trúc chật chội có hình xoắn theo chiều kim đồng hồ. Về điều này, nhà điểu cầm học Richard Prum, cộng sự của bà Brenna, nói: “Thật là thú vị, vì dương vật của vịt đực cũng có hình xoắn ốc, nhưng theo chiều… ngược lại, tức ngược chiều kim đồng hồ. Do đó, âm hộ và dương vật ở vịt cứ như là một bộ ổ khóa và chìa khóa vậy”. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 14 chủng loài khác nhau của vịt và ngỗng. Kết quả cho thấy rằng qua thời gian tiến hóa, số lượng túi và cấu trúc xoắn trong cơ quan sinh sản của vịt cái đã tăng lên trong khi dương vật của vịt đực cũng dài thêm ra. Bà Brennan nói: “Tôi đã có thể dự đoán được cấu trúc của cơ quan sinh dục của con đực phải như thế nào để có thể tương thích với bộ máy sinh sản của con cái, và ngược lại”. Nghiên cứu này cho thấy bộ phận sinh dục của cả vịt đực và vịt cái đã tiến hóa để khắc chế lẫn nhau trong một hình thức “chạy đua vũ trang” để nắm quyền kiểm soát sinh sản.
Tùy theo từng chủng loài, dương vật của vịt rất khác nhau về chiều dài, từ chỗ chỉ ngắn ngủn khoảng 1,27 cm cho đến dài ngoằng tới 38 cm! (Ảnh: LiveScience)
Xem thêm : 7+ Hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ và cách chăm sóc
Ông Prum nói: “Mặc dù hầu hết loài vịt đều theo chế độ “một vợ một chồng”, việc con cái bị “cưỡng bức” bởi con đực là điều thường thấy ở nhiều loài vịt. Chiều dài dương vật của một chủng loài sinh vật có liên quan mạnh mẽ đến tần suất giao cấu cưỡng ép ở chủng loài đó”. Do đó, theo bà Brennan: “để phản ứng trước mưu toan “cưỡng hiếp” của vịt đực, vịt cái có khả năng sử dụng những điều kiện về cơ thể và hành vi riêng của chúng để quyết định cho con vịt đực nào được quyền “làm cha”. Điều đó có nghĩa là dương vật của vịt đực đã tiến hóa nhằm mục đích vượt qua được sự tự bảo vệ ngày càng tinh tế của cơ quan sinh dục vịt cái, và ngược lại, bộ máy sinh sản của vịt cái thậm chí còn tiến hóa nhiều hơn để chống lại sự “tấn công” của vịt đực. Bà nói: “Một số loài gia cầm có cơ thể lớn và sống theo chế độ “một vợ một chồng”, như ngỗng và thiên nga, lại có dương vật nhỏ, trong khi những loài khác có thân hình bé nhỏ và sống lang chạ thì lại có cơ quan sinh dục lớn và phức tạp”.
Cơ chế chủ động chọn lựa của sinh vật cái
Trường hợp tiến hóa như được phát hiện ở vịt là một phần của sự tương tác trong quá trình sinh sản của tất cả các loài động vật, kể cả con người. (Ảnh: Richard-seaman)
Theo nhóm nghiên cứu, khi con vịt cái bằng lòng với sự “tán tỉnh” của con đực, nó sẽ tỏ thái độ hợp tác bằng cách tạo điều kiện cho dương vật của con đực vượt qua được hàng rào bảo vệ do chính nó tạo ra. Còn nếu con cái cương quyết không chấp nhận con đực thì nó sẽ không cho dương vật thoát ra khỏi những “ngõ cụt” ở âm đạo. Ông Robert Montgomerie, chuyên gia về sinh học tiến hóa của trường Đại học Queen ở Kingston, Canada, nhận xét rằng: “Những phát hiện này giúp loại bỏ ý niệm cho rằng sinh vật giống cái luôn là những thành viên thụ động trong mối quan hệ giữa 2 giống”. Theo ông, nghiên cứu này giúp chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta phải có sự quan tâm bằng nhau đối với cả 2 giới trong quá trình sinh sản. Trong khi đó, nhà điều cầm học Kevin Johnson cho rằng nên mở rộng nghiên cứu đến những loài động vật khác để phát hiện những trường hợp tiến hóa tương tự. Về nghiên cứu của mình, bà Brennan nói: “Điều làm tôi thật sự thích thú chính là là cơ chế chọn lựa đầy bí ẩn của con cái. Bạn hãy hình dung một môi trường tiến hóa mà trong đó con đực có dương vật dài thêm ra, trong khi con cái lại tạo ra thêm nhiều rào cản ở bộ phận sinh dục để tự bảo vệ. Đó chính là một cuộc ‘chạy đua vũ trang’ về tiến hóa”. “Chúng tôi cho rằng những trường hợp tiến hóa như thế đang lan rộng và là một phần của sự tương tác trong quá trình sinh sản của tất cả các loài động vật, kể cả con người”. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PloS One (Public Library of Science) ngày 2/5/2007.
Minh Quang
Nguồn: https://dagasv388mcw.com
Danh mục: Kiến thức